Zero Waste & Technology Innovation
Trồng Rừng Tre Bù Đắp Carbon
Than Tre Biochar
Sản Phẩm Từ Tre

ADB: Châu Á mất một được 5 khi chuyển đổi Net Zero

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đánh giá lợi ích khi đạt phát thải ròng bằng 0 tại những nước đang phát triển ở châu Á lớn hơn 5 lần so với chi phí mà các quốc gia phải bỏ ra.

Trong báo cáo được ADB công bố hôm 27/4, ngân hàng này chỉ ra rằng việc dân số các nước đang phát triển ở châu Á tập trung tại một số khu vực có đường bờ biển thấp khiến những nơi này dễ bị ảnh hưởng trước hiện tượng nước biển dâng, bão lớn và tình trạng xâm thực.

Tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ. Ảnh: AP.

Tình trạng nước biển dâng sẽ gây ảnh hưởng đến ngành du lịch, thắt chặt nguồn cung cấp năng lượng, giảm năng suất lao động và đẩy mạnh sự lan truyền của dịch bệnh.

Và một phần ba số việc làm tại các nước đang phát triển ở châu Á thuộc những ngành như nông nghiệp và đánh bắt hải sản – những ngành đang gặp vấn đề giảm sản lượng do biến đổi khí hậu.

Báo cáo cho rằng các chính sách cần thiết để ngăn chặn những rủi ro trên – như thúc đẩy tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng, phi carbon hóa và mở rộng diện tích rừng – sẽ làm tăng giá thành năng lượng và thực phẩm.

Nhưng những chính sách hiệu quả, như đánh thuế carbon, sẽ giúp hạn chế chi phí bỏ ra ở mức tương đương tăng trưởng kinh tế của một năm trong thế kỷ này, báo cáo nhấn mạnh.

ADB nhận định những thay đổi nhằm đạt Net Zero sẽ giúp cải thiện chất lượng không khí, giảm khoảng 346.000 trường hợp tử vong sớm hàng năm kể từ năm 2030.

Quá trình thay đổi hướng tới phát thải ròng bằng 0 cũng sẽ tạo ra 2,9 triệu việc làm trong các ngành năng lượng Mặt Trời và năng lượng gió vào năm 2050, bù đắp cho 1,4 triệu việc làm bị mất đi từ việc loại bỏ năng lượng hóa thạch.

Ngân hàng này cũng dự báo chi phí phi carbon hóa có thể giảm từ 10% đến 20% nếu các biện pháp quyết liệt hơn được áp dụng từ bây giờ thay vì đợi đến năm 2030.

Chi phí có thể được hạ thấp hơn nữa nếu có sự phối hợp của cộng đồng quốc tế về các cơ chế thị trường như trao đổi carbon.

“Chúng ta cần phải đẩy mạnh quá trình phi carbon hóa ngay từ bây giờ. Ngoài ra, chúng ta cũng cần sự hợp tác của cộng đồng quốc tế”, Manisha Pradhananga, chuyên gia kinh tế của ADB và một trong những tác giả của bản báo cáo, trả lời Nikkei Asia.

Bài Viết Khác

See all posts

Gọi Ngay